Nhà đẹp
Ngắm nhìn nhà gỗ xinh xắn ở Châu Đốc
Khung nhà gỗ Shoin-zukuri đã tạo nên một cấu trúc mới mẻ, hiện đại, thân thiện với môi trường khí hậu.
Ngôi nhà tam đại đồng đường nằm ở ngoại ô Châu Đốc, An Giang, nơi được hình thành và phát triển dọc theo một nhánh của sông Mekong. Hàng năm, trong suốt 4-5 tháng mùa nước nổi, trừ những con đường tỉnh lộ, tất cả đều bị ngập.
Từ mặt cắt ngang giả định, dễ dàng nhận ra nhiều lớp cấu trúc đặc trưng của địa hình tự nhiên và kiến trúc bản địa. Lớp cắt đầu tiên là những ngôi nhà nổi trên sông. Lớp cắt thứ hai là những con đường tỉnh lộ được đắp cao, chạy dọc hai bờ sông. Lớp cắt thứ ba là những ngôi nhà sàn nằm thưa thớt bên đường, nối với trục giao thông bằng những chiếc cầu riêng lẻ. Và lớp cuối cùng là những cánh đồng lúa trải dài ngút tầm mắt.
Mô tuýp kiến trúc chung ở đây là nhà cất trên cột đá hoặc bê tông, hệ khung gỗ lơ lửng, chung quanh được bao bọc bởi lớp mái tôn mỏng nhẹ. Chiều cao cột bê tông thường được xác định bởi mức nước từng dâng cao nhất nước lụt.
Tuy nhiên, nhất là từ sau 1975, những người làm quy hoạch, quản lý đã có những thay đổi nhận thức về mùa nước nổi. Nguồn sống, sức sống cho Đồng bằng sông Cửu Long được hiểu là lũ lụt, thiên tai và chính quyền cùng người dân ra sức làm đường, đắp đập ngăn cản dòng nước nổi.
Khi khu dân cư bị chia cắt, cô lập và mất cân bằng với điều kiện thủy văn, trớ trêu thay, cuộc sống của người dân nơi đây càng trở nên xáo trộn và chịu nhiều rủi ro hơn trước. Gần như toàn bộ dân cư nơi đây phải bỏ hoang tầng trệt. Vô tình không gian này thành nơi ứ đọng rác, chất thải của súc vật, gia cầm, con người. Cùng với khí hậu nóng ẩm, nơi đây dễ dàng trở thành một ổ dịch bệnh.
Ngân sách dành cho công trình khá hạn hẹp, tương đương với mặt bằng tiêu chuẩn và mức giá xây dựng của địa phương, phần nào hạn chế sự lựa chọn về mặt vật liệu và giải pháp kiến trúc.
Trong guồng xoay quá nhanh, hình thái “kiến-trúc-đô-thị-không-đặc-tính” đang dần lan rộng, biến đổi và loại bỏ dần đặc trưng riêng của kiến trúc địa phương, cảnh quan đô thị, và cả văn hóa sống truyền thống, Kiến trúc sư cố gắng giữ lại nét kiến trúc đặc trưng của khu vực và mong muốn thoả mãn nhu cầu, tập quán sống của gia chủ, với một không gian nhà-vườn, tràn ngập ánh sáng, nhiều cây xanh, thông thoáng tự nhiên.
Theo đó, kiến trúc sư hướng đến tận dụng, sử dụng nhiều nhất có thể các vật liệu, kỹ thuật làm mộc và phương pháp xây dựng địa phương.
Và giải pháp chính của kiến trúc sư là: Sử dụng kết cấu gỗ gần giống như những gì mà người Nhật đã từng kiến tạo nhà khung gỗ Shoin-zukuri.
Thay kiểu mái dốc truyền thống bằng mái dạng cánh bướm, với cao độ khác nhau, xuyên suốt chiều dài công trình, tăng tối đa hiệu quả thông thoáng tự nhiên và kảh năng kết nối giữa không gian nội thất và bối cảnh bên ngoài.
Các cửa tôn xoay được lắp đặt xen kẽ giữa từng hệ mái cánh bướm và tường, vách giúp khả năng cân chỉnh lưu lượng nắng gió vào nhà một cách linh hoạt. Thay thế các tường ngăn chia phòng cố định thành các vách xoay tăng tính kết nối giữa các không gian nội thất, như một không gian lớn xuyên suốt và liên tục.
Công trình là mong muốn của một kiến trúc sư Nhật Bản nhằm kiến tạo một hình thức kiến trúc mới phù hợp bối cảnh đương đại, tiếp nhận, kế thừa cả kiến trúc truyền thống Nhật – Việt, mà không xóa nhòa những đặc trưng riêng, những giá trị tinh thần của kiến trúc và đời sống bản địa.
Tin cùng chuyên mục
- ■Bán nhà 28/9 Phan Tây Hồ, Phường 7, Quận Phú Nhuận 14.2 tỷ (23/11/2019)
- ■Kiến trúc nhà thang (25/10/2018)
- ■Ngôi nhà có nhiều cửa sổ (24/10/2018)
- ■Căn nhà của ký ức và hiện tại (23/10/2018)
- ■Nhà gỗ xinh xắn kiểu Nhật (23/10/2018)
- ■Biệt thự của khối hình giản đơn (18/10/2018)